Thủ tục ly hôn vắng mặt

Thủ tục ly hôn vắng mặt là khi tiến hành thủ tục ly hôn mà tại tòa không có mặt của một bên đương sự. Nếu trường hợp một bên đương sự không có mặt tại Tòa án. Thì thủ tục ly hôn sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng được quy định tại luật tố tụng dân sự.

Thủ tục ly hôn vắng mặt thường xảy ra khi vợ hoặc chồng tiến hành ly hôn đơn phương. Và bên đương sự còn lại không hợp tác, vắng mặt tại Tòa án. Nếu bạn đang gặp phải tình huống này? Bài viết sau sẽ cho bạn các thông tin hữu ích.

Sự phân chia các trường hợp ly hôn vắng mặt

Trong một vụ án ly hôn vắng mặt trong thực tế có thể chia ra hai trường hợp. Ly hôn vắng mặt nguyên đơn và Ly hôn vắng mặt bị đơn. Mỗi trường hợp đương sự vắng mặt sẽ dẫn tới các hậu quả pháp lý khác nhau.

Sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa

Theo Điều 199 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 quy định:

“1. Nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án. Nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.

2. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn”.

Như vậy khi nguyên đơn lần thứ 2 vắng mặt tại Tòa án thì vụ án ly hôn sẽ bị đình chỉ. Nguyên đơn có thể viết đơn đề nghị Tòa cho xét xử vắng mặt nếu không thể góp mặt tại phiên Tòa.

Sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa

Theo quy định tại Điều 200, Bộ Luật tố tụng dân sự 2004:

“1. Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án. Nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.

2.Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Như vậy nếu bị đơn lần thứ hai vắng mặt tại Tòa án. Thì vẫn tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt. Và sẽ vẫn làm đúng theo những quy định pháp luật hiện hành.

Trường hợp nếu bị đơn cố tình không có mặt thì sau khi niêm yết tại nơi cư trú. Bên nguyên đơn có quyền đề nghị Tòa xem xét giải quyết vắng mặt bị đơn theo quy định của luật tố tụng dân sự. Nếu bị đơn che dấu nơi cư trú. Nguyên đơn cần đề nghị Tòa án xem xét đây là trường hợp cố tình che dấu nơi cư trú nhằm trốn tránh trách nhiệm. Hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng thông báo cho bị đơn.

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt

Ly hôn vắng mặ thường kéo dài hơn các vụ án ly hôn thông thường. Theo quy định tố tụng dân sự, Việc làm các thủ tục ly hôn vắng mặt có thể tóm lược theo các bước sau:

Tòa án thụ lý vụ án

Khi nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn, Tòa án xem xét nếu hợp lệ thì nguyên đơn phải hoàn thành việc đóng án phí, lệ phí tại chi cục thi hành án. Sau đó Tòa án sẽ đưa ra thông báo thụ lý vụ án.

Hòa giải và chuẩn bị xét xử

Toà án sẽ tiến hành hoà giải để 2 bên đương sự thoả thuận về việc giải quyết vụ án trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Các bên đương sự sẽ nhận được thông báo về việc tiến hành hòa giải do Tòa án gủi. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự.  Vụ án ly hôn coi như không thể tiến hành hoà giải nếu bị đơn cố tình vắng mặt khi đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai.

Xét xử vụ án tại Tòa

Khi Tòa đưa vụ án ra xét xử, bị đơn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trường hợp khi được tòa án triệu tập mà bị đơn không tham gia phiên tòa. Thì Tòa án sẽ tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011).

Bạn chỉ cần nhấc máy gọi đến số hotline. Đội ngũ chuyên gia của văn phòng luật sư chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và hướng dẫn bạn làm thủ tục ly hôn nhanh nhất. Ngoài ra Hoiluatgia.vn còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý khi khách hàng yêu cầu.

Tư vấn ly hôn trực tiếp miễn phí qua Hotline: 0904 68.03.83

>> Tham khảo thêm thủ tục ly hôn nhanh nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0933835886(Zalo/Viber)
Inbox fanpage