Tranh chấp đất đai trong gia đình

Tranh chấp đất đai trong gia đình là một vấn đề nhạy cảm nhưng ở thực tế lại thường xảy ra. Giải quyết tranh chấp làm sao để “thấu tình đạt lý” là khá khó khăn. Hãy cùng Hoiluatgia.vn tìm hiểu về nội dung này ở bài viết sau.

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình

Bác Vũ Văn Phòng ở Hưng Yên. Thông qua tổng đài tư vấn tranh chấp đất đai trực tuyến của Hoiluatgia.vn đã gửi đến câu hỏi như sau.  “Chào luật sư!  Gia đình tôi có 2 anh em trai và đã được bố tôi xây cho 2 ngôi nhà ở riêng. Đến 2016 thì ông qua đời và không để lại di chúc. Đến nay tôi muốn làm sổ đỏ cho khu đất đang ở nhưng anh trai lại không đồng ý. Anh tôi lấy lý do là phải chia lại để cho công bằng và nhà nào cũng có mặt tiền ở đường lớn. Nhưng hiện nay do điều kiện kinh tế gia đình không thể xây nhà mới. Nên không thể làm theo cách của anh tôi. Vậy luật sư cho hỏi trường hợp này thì phải giải quyết ra sao? Và tôi có quyền từ chối chia lại đất hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho văn phòng luật sư chúng tôi. Sau khi lắng nghe câu hỏi của bác bộ phận tư vấn tranh chấp đất đai của Hoiluatgia.vn xin được trả lời như sau:

Như thông tin bác cung cấp, do bố bác mất mà không để lại di chúc. Hiện nay cũng chưa tiến hành việc chia di sản. Nhà đất đang tranh chấp là thuộc phần di sản do bố bác để lại cho các đồng thừa kế. Do vậy trường hợp của bác thì sẽ được giải quyết như sau:

Quy định pháp luật

Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản. 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Vì vậy nhà bác nên họp gia đình. Để đi đến thống nhất việc chia nhà lại đất sao cho hợp tình hợp lý. Và anh bác có thể hỗ trợ một phần kinh phí để tiến hành chuyển lại hướng nhà.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình. Nếu vẫn còn vướng mắc cần được tư vấn thêm vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn luật trực tuyến để luật sư tư vấn hỗ trợ một cách nhanh nhất.

This entry was posted in Chưa được phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0904.68.03.83(Zalo/Viber)
Inbox fanpage