Gần đây, hiện tượng các BOT giao thông đang trở nên nóng bỏng. Nó được sự quan tâm của người dân cũng như những người tham gia giao thông qua các BOT. Vậy BOT là gì? Và bản chất thực sự của BOT giao thông là gì? Bài viết sau Hoiluatgia.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cụm từ này.

Định nghĩa BOT là gì ?

BOT (viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao). Chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu. Sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại cho nhà nước sở tại.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy

Theo Khoản 3, Điều 3, Nghị định về Đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư Hợp đồng. Thì Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình. Nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà nước ta đang khuyến khích mô hình này để nhằm phát triển thương mại giữa các vùng miền. Tăng tính giao thương và tạo cho nền giao thông được phát triển mạnh.Và khoảng gần chục năm gần đây. Các BOT đã mọc lên như nấm. Có hàng chục BOT đang được vận hành thu phí và có nhiều BOT đang được thi công.

Tuy nhiên do lợi nhuận khổng lồ. Nhiều cá nhân tổ chức đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp đã tiến hành các BOT không đúng như quy định. Làm cho tình hình giao thông ở các BOT trở nên phức tạp.

Bản chất của trạm thu phí BOT là gì?

Vì những dự án giao thông BOT đều là vốn của nhà đầu tư. Nên khi chạy xe trên đường là các công trình giao thông BOT. Người tham gia giao thông đều phải trả tiền. Và để thu tiền của các phương tiện tham gia giao thông thì các chủ đầu tư sẽ xây những trạm thu phí.
Có thể hiểu nôm na thì trạm thu phí là những trạm chốt. Được lập nên tại các tuyến đường thuộc dự án BOT với chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Số tiền thu được từ người tham gia giao thông sẽ được dùng vào việc chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường. Hiện nay, mức tiền thu phí được nhà nước quy định và điều chỉnh theo từng thời điểm. Từng loại hình phương tiện và từng tuyến đường khác nhau.

Những đối tượng bị thu phí tại các trạm thu phí BOT

Mức thu phí tại các trạm BOT được quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ. Thông tư này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng theo quy định tại khoản 20.
Đối tượng chịu phí bao gồm:
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm:
xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô). Thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.
2. Xe ô tô thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
+ Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;
+ Bị tịch thu;
+ Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ. Chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại, tịch thu không được tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa). Tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
4. Không áp dụng khoản 2 Điều này đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, lực lượng công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt nam.