Hiện nay, với một nền kinh tế phát triển, Việt Nam chúng ta đang ngày càng lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực. Để làm được điều đó có công rất nhiều từ những doanh nghiệp hiện nay. Họ đã và đang đóng những đồng thuế, tạo công việc ổn định cho công nhân giúp xã hội ổn định hơn. Vậy ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp nào. Bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây để có thể biết thêm về những loại hình doanh nghiệp.
Với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Để vận hành một doanh nghiệp bạn phải hiểu rõ về nó. Để có thể chọn được loại hình phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển. Người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, ưu và nhược điểm của từng loại hình kinh doanh này.
Vậy chúng ta cùng tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp hiện nay sau đây.
Tại Việt Nam hiện nay có 04 loại hình doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Công ty Cổ phần
Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông. Và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Ưu điểm của công ty cổ phần
– Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty;
– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần;
– Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần;
– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.
Nhược điểm của công ty cổ phần
– Việc tổ chức, quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp nếu số lượng cổ đông của công ty quá lớn. Trong đó có rất nhiều người không hề quen biết và có thể xuất hiện sự chia rẽ thành nhiều nhóm cổ đông mâu thuẫn với nhau về lợi ích.
– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần không chỉ tốn kém mà còn phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác. Do bị kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về vấn đề kế toán, thuế.
– Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tình hình tài chính của công ty bị hạn chế do phải công khai báo cáo với các cổ đông.
Công ty cổ phần là loại hình mà được các nhà đầu tư chú ý bởi những lợi ích mà nó mang lại. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới việc thành lập công ty cổ phần cũng rất được quan tâm.
Doanh nghiệp tư nhân
Là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp chính là người điều hành và đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp.
Đây là cũng là loại hình khá phổ biến tại Việt Nam do lối suy nghĩ của chúng ta.
Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân
Quyền lợi và trách nhiệm của DNTN luôn gắn liền với chủ sở hữu nên chủ doanh nghiệp rất dễ sử dụng uy tín cá nhân để tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác.
Doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của duy nhất một người nên người đó có toàn quyền quyết định mọi thứ liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Bởi vì không có sự tách biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản riêng của chủ sở hữu. Nên doanh nghiệp tư nhân rất dễ để vay mượn tiền từ phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. Khi đã thành lập doanh nghiệp tư nhân rồi thì không thể đứng tên chủ hộ kinh doanh. Hoặc là thành viên của một công ty hợp danh khác.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn không cao.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không có sự tách biệt giữa tài sản riêng của chủ sở hữu với tài sản của doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên đây là loại hình cũng khá phổ biến do thói quen của chúng ta là không muốn chịu sự chi phối của pháp luật nhiều.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Ưu điểm của công ty hợp danh
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cho nên có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của các thành viên trong công ty.
Do không bị giới hạn về số lượng thành viên nên đây là một trong những lợi thế để có thể kêu gọi vốn bằng hình thức bổ sung thêm thành viên vào công ty.
Mô hình tổ chức công ty cũng đơn giản, không cần thiết phải có nhiều phòng ban rườm rà.
Nhược điểm của công ty hợp danh
Vì có nhiều thành viên hợp danh (ít nhất là 2 người). Nên quyền lực không nằm hoàn toàn trong tay 1 người. Và rủi ro mà các thành viên hợp danh phải chịu là rất cao khi xảy ra mâu thuẫn.
Thành viên hợp danh muốn rút vốn khỏi công ty phải làm thông báo bằng văn bản trước ít nhất 06 tháng. Và chỉ được phép rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính.
Thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì cần được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác.
Đây là mô hình doanh nghiệp ít được lựa chọn nhất vì tính chất rườm rà và có nhiều nhược điểm.
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hoạt động dưới 2 hình thức:
- Công ty TNHH một thành viên: chỉ có 1 chủ sở hữu (là 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức);
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 đến 50 chủ sở hữu.
Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân nên có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản của chủ sở hữu. Sẽ hạn chế rủi ro cho các thành viên góp vốn khi đầu tư vào công ty.
Trong trường hợp thành viên công ty TNHH muốn thoái vốn. Thì quyền ưu tiên mua sẽ dành cho các thành viên còn lại. Trong thời hạn 30 ngày nếu không có thành viên nào mua. Thì người đó mới có quyền chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác bên ngoài công ty.
Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Pháp luật không cho phép công ty TNHH phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này vẫn còn hạn chế.
Chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật hơn.
Do tài sản công ty tách biệt với tài sản cá nhân nên niềm tin với khách hàng và đối tác cũng bị giới hạn. Ngân hàng chỉ có thể cho vay khoản tiền nhỏ hơn giá trị thực của công ty TNHH nhằm hạn chế rủi ro.
Đây là loại hình cũng ít được lựa chọn ngày nay vì tính phát triển không cao. Tuy nhiên, nếu muốn an toàn, độ rủi ro thấp thì nên chọn loại hình này.