Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo thu nhập từ tiền lương tiền công. Và hợp đồng lao động > 3 tháng được quy định thế nào? Cùng Hoiuatgia.vn tìm hiểu cách tính thuế tính tncn qua bài viết sau đây:

Thuế thu nhập cá nhân (tncn) là loại thuế trực thu. Đánh trên các khoản thu nhập từ tiền công và tiền lương của cá nhân. Số tiền đó sẽ phải trích nộp vào ngân sách nhà nuớc.
Thuế thu nhập cá nhân được nhà nước quy định như thế nào?
Tại Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC. Có ghi rõ những quy định về cách tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công. Trong năm 2018 sẽ có những lưu ý như sau:
Thời điểm tính thuế TNCN
Theo điểm b, khoản 2, điều 8, TT 111/2013/TT-BTC có quy định thời điểm tính thuế tncn là thời điểm nhận lương. (Ví dụ: Tiền lương, tiền công tháng 2 – 2018 được trả vào tháng 3 – 2018. thì thu nhập của tháng 14- 2018 sẽ được tính là thu nhập chịu thuế.
Phương pháp tính thuế Thu nhập cá nhân
– Khấu trừ 20%: Dành cho cá nhân không cư trú (Thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
– Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi làm việc, lao động ở nước ngoài có thu nhập
– Cá nhân không mang quốc tịch Việt Nam. Nhưng định cư tại Việt Nam và có thu nhập từ tiền lương và tiền công.
– Người nuớc ngoài làm việc và có thu nhập tại VN.
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất
Sau đây Hoiluatgia.vn xin hướng dẫn các bạn cách tính thuế tncn mới nhất hiện nay. Đây là cách tính cho các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh. Và chúng tôi sẽ đưa ra dẫn chứng cụ thể để mọi người dễ hình dung.
Đối với các cá nhân được ký hợp đồng lao động >3 tháng. Thì công thức tính thuế tncn từ tiền lương, tiền công sẽ là:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ. (Thu nhập chịu thuế: là thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân nhận từ người sử dụng lao động)
Lưu ý: Các khoản thu nhập sau sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế.
Phụ cấp công tác phí theo quy định
Ăn trưa(trả theo suất ăn)
Xăng xe, điện thoại(nếu có hóa đơn), trang phục, tiền làm thêm giờ…
– Các khoản giảm trừ để tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
– Giảm trừ gia cảnh:
+ Là 9.0000.000đ/tháng (108 triệu đồng/năm) đối với giảm trừ bản thân người lao động.
+ Là 3.600.000đ/người/tháng đối với giảm trừ người phụ thuộc.
– Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện.
– Các khoản làm từ thiện, nhân đạo có giấy chứng nhận.
(Các khoản giảm trừ này được quy định rõ tại Điều 9 Thông tư 111/2013TT-BTC)
-Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Ví dụ về cách tính thuế thu nhập cá nhân ở thực tế
Chị Nguyễn Thị Ngân Anh có khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công là 20 triệu đồng/ tháng
Ngoài ra chị còn được phía công ty cung cấp các khoản phụ cấp bao gồm:
Tiền ăn trưa: 800.000 vnđ
Tiền Điện thoại: 400.000 vnđ
Tiền phí đi lại 900.000 vnd
Chị được tham gia đầy đủ bảo hiểm bao gồm: BHXH, BHYT
Chị đang có 2 con dưới 18 tuổi
Từ những thông tin được cung cấp như trên thì khoản thuế tncn của chị sẽ tính như sau:
Tổng lương = 20.000.000 + 800.000 + 400.000 + 900.000 = 22.100.000 đ
Sau khi trừ khoản thu nhập được miễn thuế là 730.000. Thu nhập chịu thuế = Tổng lương – (Khoản thu nhập được miễn thuế) = 22.100.00 – 730.000 = 21.370.000
Theo quy định chị Ngân Anh được giảm trừ các khoản như sau:
Giảm trừ gia cảnh = 9.000.000 + 3.600.000 = 12.600.000
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế = 2.100.000 đ
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ = 21.370.000 – 14.700.000 = 6.670.000
Thu nhập tính thuế trong tháng của Chị Ngân Anh là 6.670.000 thuộc bậc 2
Vậy tổng số thuế thu nhập cá nhân mà Chị Ngân Anh phải nộp trong tháng là:
10% x 6.670.000 – 250.000 = 417.000 Vnđ
Trên là cách tính thuế TNCN của các cá nhân có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Nếu các bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn luật thuế trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh nhất.