Đạo đức là gì? Đạo đức có những vai trò như thế nào trong mối quan hệ xã hội hiện nay. Những vấn đề liên quan đến đạo đức luôn là vấn đề nóng bỏng của xã hội. Việc thực hiện những hành động, lời nói chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức luôn được đề cao và học hỏi.

Loài người được hình thành từ hàng ngàn năm trước. Và đi với nó là cộng đồng xã hội được hình thành. Việc tuân theo các quy định pháp luật của cộng đồng giúp cho xã hội phát triển. Vấn đề quan hệ người với người được chú trọng và phát triển.

Đạo đức là gì?

Đạo đức là những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận nó để điều chỉnh hành vi của con người.
Pháp luật cũng vậy, nhưng pháp luật là do nhà nước – giai cấp thống trị.  Lập ra để bảo về giai cấp mình, bảo vệ nhân dân. Bắt buộc con người ở trong hoàn cảnh đó phải xử xử như vậy.

– Đạo đức do con người thừa nhận, những hành vi bị xem là vô đạo đức không bị chủ thể nào áp dụng các biện pháp chế tài. vì mỗi con người xem xét mỗi hành vi đó dưới nhiều góc độ khác nhau, vào quan niệm chủ quan của họ.
– Pháp luật đã được nhà nước ban hành bắt buộc mọi người ở trong hoàn cảnh đó phải xử xử như vậy. do đó hành vi bị coi là vi phạm pháp luật sẽ bị chủ thể – Nhà nước áp dụng các biện pháp chế tài. Nó mang tính giáo dục những người khác. Trong xã hội và nhờ có pháp luật xã hội của chúng ta có sự công bằng, bình đẳng.

 Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội

Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định tầm quan trọng của đạo đức trong quá trình tổ chức thiết lập. Duy trì trật tự, ổn định và phát triển xã hội. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau:

– Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người. Một sự điều chỉnh hoàn toàn tự nguyện, tự giác. Không vụ lợi trong một phạm vi rộng lớn.

– Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người và xã hội loài người. Giúp con người sống thiện, sống có ích.

– Đạo đức thể hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế. Là cơ sở để mở rộng giao lưu giữa các giá trị văn hóa của dân tộc, quốc gia với các dân tộc, quốc gia khác.

– Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.