Di chúc chung của vợ chồng theo quy đinh của Pháp luật

Khi lập di chúc để lại tài sản, người lập di chúc có thể lựa chọn nhiều hình thức lập di chúc, trong đó nhiều cặp vợ chồng lựa chọn hình thức cùng nhau lập di chúc, hay nói theo quy định của Pháp luật thì đây là di chúc chung vợ chồng. Tuy nhiên, di chúc chung vợ chồng có những đặc điểm gì và hiệu lực pháp luật như thế nào không phải người lập di chúc nào cũng hiểu.

Điều 663 của Bộ luật dân sự quy định về Di chúc chung của vợ, chồng: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản” và Điều 664 của Bộ luật dân sự về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng:

  “1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào;

   2.  Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.”

Pháp luật quy định việc lập di chúc của vợ chồng là quyền của mỗi người, nhưng khi đã cùng nhau lập di chúc của vợ chồng, nếu muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì cần phải được có sự đồng ý của cả vợ chồng nếu cả hai người còn sống. Trường hợp một người đã chết thì người còn lại chỉ có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình, không được phép hủy bỏ hoặc thay thế.

Điều 668 của Bộ luật dân sự quy định về Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.”

Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực chỉ khi người sau cùng chết hoặc cả hai cùng chết một thời điểm. Đây là vấn đề không phải người được hưởng thừa kế theo di chúc nào cũng biết,  dễ dẫn đến việc hiểu lầm và tranh chấp giữa những người thừa kế. Do vậy, chỉ nên lựa chọn hình thức lập di chúc chung của vợ chồng khi các bên hòa thuận, thống nhất, không có vấn đề vướng mắc hay tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến nội dung của di chúc trong hiện tại cũng như trong tương lai của cả những người lập di chúc cũng như những người được hưởng thừa kế theo di chúc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0904.68.03.83(Zalo/Viber)
Inbox fanpage