Hòa giải tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào? Các bước tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp ở cơ sở được tiến hành ra sao. Hãy cùng Hoiluatgia.vn tìm hiểu vấn đề trên với bài viết sau đây.

Trình tự tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Trong đó có quy định và hướng dẫn về vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

Trình tự tiến hành thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

Sau khi UBND cấp xã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải có trách nhiệm thực hiện các việc sau:

– Thẩm tra và nghiên cứu hồ sơ do các bên có tranh chấp đất đai gửi.

– Sau khi thẩm tra hồ sơ nếu hồ sơ đúng quy định. Sẽ thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để tiến hành hòa giải. Hội đồng hòa giải thường gồm các thành viên như: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND, Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã/ phường, trưởng thôn hoặc tổ trưởng dân phố. Đại diện các hộ dân lân cận có hiểu biết về thửa đất đó, cán bộ tư pháp và cán bộ địa chính.

– Tổ chức cuộc họp hòa giải có mặt của các bên tranh chấp. Thành viên Hội đồng hòa giải và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. (Khi có đầy đủ bên tranh chấp có mặt thì mới tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải. Nếu một bên liên quan trong tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.)

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp. thành viên tham gia hòa giải và có dấu của UBND xã. Đồng thời gửi biên bản đó cho các bên tranh chấp và tiến hành lưu lại 1 bản tại UBND xã.

Các trường hợp thường gặp và cách xử lý

Sau 10 ngày kể từ lúc lập biên bản đã hòa giải thành thành công. Các bên tranh chấp có ý kiến khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành. Thì Chủ tịch UBND cấp xã tiến hành tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải. Để xem xét, giải quyết đối với các nội dung được bổ sung mới sau đó phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

– Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất. Thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền. Để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

– Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành. Mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải. Thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành cũng như hướng dẫn các bên gửi đơn khởi kiện để quyền giải quyết tranh chấp tại các cấp có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu quý khách vẫn còn nội dung cần tư vấn hoặc muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Xin vụi lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn tranh chấp đất đai trực tuyến để được giải quyết nhanh nhất.