Trung Quốc là quốc gia đông dân cư và có rất nhiều chàng trai muốn lấy vợ Việt Nam ta. Vậy việc đăng ký kết hôn với người Trung Quốc khó hay dễ, cần làm những thủ tục nào là những thắc mắc mà nhiều người hỏi chúng tôi. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn nắm rõ được quy trình thủ tục khi kết hôn với người trung quốc.

Do sự khác biệt về yêu cầu của hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong thủ tục đăng kí kết hôn nên không biết chọn đăng ký kết hôn tại đâu. Hoiluatgia sẽ tư vấn cho các bạn như sau:

Kết hôn với người trung quốc tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Trung Quốc: 

Đối với công dân Việt Nam:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn;
  • CMND, Sổ hộ khẩu (bản sao);
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Đối với người Trung Quốc:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn;
  • Hộ chiếu (bản sao);
  • Giấy khám sức khỏe;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Giấy tờ tương đương của nước mà họ mang quốc tịch xác nhận rằng họ đang độc thân và không trong thời kỳ hôn nhân với người nào khác.

  Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc

Theo quy định tại Luật Hộ tịch mới thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài là UBND quận, huyện. Ở trường hợp của hai bạn, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND quận, huyện nơi bạn thường trú.

Thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hoàn tất hồ sơ

Hai bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn của chúng tôi nói trên. Đối với người nước ngoài thì những giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền tại Trung Quốc cần được hợp pháp hóa và dịch.

Thủ tục hợp pháp hóa những giấy tờ này, bạn tham khảo thêm tại đây.

Bước 2: Khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn đến UBND quận, huyện để thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Tại đây, cán bộ tư pháp sẽ hướng dẫn hai bạn điền thông tin cá nhân, các thông tin khác vào tờ khai, đồng thời thực hiện việc làm chứng sự tự nguyện kết hôn của hai bạn.

Bước 3: Nhận giấy đăng ký kết hôn

Khi đã được sự chứng kiến và nhất trí của cán bộ tư pháp, hai bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thể hiện việc kết hôn hợp pháp của hai bạn.

Kết hôn với người trung quốc tại trung quốc

* Trường hợp thứ nhất: Nếu bạn không cư trú tại Trung Quốc

Nếu bạn không cư trú tại Trung Quốc thì việc bạn sang Trung Quốc để đăng kí kết hôn với người Trung thì thủ tục đăng kí kết hôn sẽ tùy thuộc vào pháp luật của Trung Quốc. Pháp luật Việt Nam không điều chỉnh thủ tục đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Trung Quốc ở Trung Quốc nếu như công dân Việt Nam không cư trú tại Trung Quốc.

Tuy nhiên theo quy định tại điều 36 Nghị định trên thì:

“Điều 36. Điều kiện, hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài

1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;

b) Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trong trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

2. Công nhận việc kết hôn quy định tại Khoản 1 Điều này được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 38 của Nghị định này.”

Như vậy trong trường hợp bạn đăng kí kết hôn ở nước ngoài nhưng nếu việc kết hôn đó đáp ứng các điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định như trên thì việc đăng kí kết hôn đó của bạn sẽ được công nhận tại Việt Nam

* Trường hợp thứ 2: Nếu bạn cư trú tại Trung Quốc

Theo quy định hiện hành, việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện, việc đăng ký, thẩm quyền đăng ký, tổ chức đăng ký kết hôn và các quy định khác liên quan theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật hộ tịch, Nghị định 126/2014/NĐ-CP, Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch,…
Về hồ sơ đăng ký kết hôn được quy định tại điều 20 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

2. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:

a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;

b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.”

“Điều 21. Thủ tục nộp, tiếp nhận hồ sơ

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.

2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.

3. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này cũng được áp dụng khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, công nhận việc kết hôn, ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con, ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của Nghị định này, trừ quy định về việc ghi ngày phỏng vấn.”

Và theo khoản 2 điều 22 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:

“2. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện không quá 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.

Trường hợp Cơ quan đại diện yêu cầu cơ quan trong nước xác minh theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Nghị định này thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 35 ngày.”

Nếu không đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao thì bạn phải thực hiện theo quy định về kết hôn của pháp luật Trung Quốc.

Với những tư vấn trên, chúng tôi hy vọng đã giúp được cho bạn hiểu về quy trình kết hôn với người trung quốc.  Bạn còn thắc mắc hay cần sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài có thể liên hệ trực tiếp văn phòng hoiluatgia.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.