Mẫu đơn xin miễn hòa giải ly hôn

Xin chào luật sư. Hiện nay tôi đã ra ở riêng cùng con gái 3 tuổi và không mong muốn hòa giải với chồng. Tôi rất muốn giải quyết ly hôn. Nhưng mà không phải qua thủ tục hòa giải ở thôn, xã, tôi phải làm thế nào ? Tôi có phải làm mẫu đơn xin miễn hòa giải ly hôn không?

Có cần đơn xin miễn hòa giải ly hôn ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chuyên mục của chúng tôi! Chúng tôi đã xem xét vấn về của bạn và các luật sư xin đưa ra tư vấn sau cho bạn :

Theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.  Thì Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Cụ thể là theo Luật hòa giải cơ sở năm 2001

Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cụm dân cư khác như xã, phường, thị trấn. Theo quy định này, thì hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp. Mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn. Các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ; giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình,…

 

Nếu các bên lựa chọn hòa giải ở cơ sở mà khi hòa giải không thành. Hay với những vụ ly hôn đơn giản, cần giải quyết nhanh chóng không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở. Thì đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho Tòa án. Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 chỉ rõ: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự”. Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc. Kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành. Các bên đồng ý ly hôn.Tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung…

Có cần đơn xin miễn hòa giải ly hôn ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình 2000.  Thì Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác”.

Với hướng dẫn trên. Chúng tôi hy vọng đã giải quyết thắc mắc của bạn về mẫu đơn xin miễn hòa giải ly hôn . Bạn còn điều gì chưa hiểu hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ ly hôn. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới văn phòng Hoiluatgia.vn để được hỗ trợ sớm nhất. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0904.68.03.83(Zalo/Viber)
Inbox fanpage