Thưa các bạn, một khái niệm mà hầu như ai cũng nghe qua là “Nợ Công”. Nhưng chắc chắn, các bạn không biết nợ công là gì? Bản chất của nợ công là như nào? Và hậu quả của nợ công với nền kinh tế xã hội ra sao? Bài viết sau, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên của các bạn.
Nợ công là gì?
Nợ công là Nợ chính phủ. Là một phần thuộc Nợ công hoặc Nợ quốc gia. Là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ. Người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Bản chất nợ công là gì?
Nợ công sẽ giúp các nhà làm luật xây dựng các quy định pháp luật. Phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội nhằm đạt được hiệu quả trong sử dụng nợ công ở Việt Nam. Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước mong muốn hoặc bắt buộc phải chi tiêu vượt quá khả năng thu của mình . Thì phải vay vốn và điều đó làm phát sinh nợ công. Như vậy, nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả. Do đó, nghiên cứu về nợ công phải bắt nguồn từ quan niệm về việc Nhà nước đi vay là như thế nào.
Trong lĩnh vực tài chính công. Một nguyên tắc quan trọng của ngân sách nhà nước. Được các nhà kinh tế học cổ điển hết sức coi trọng. Và hiện nay vẫn được ghi nhận trong pháp luật ở hầu hết các quốc gia. Đó là nguyên tắc ngân sách thăng bằng. Theo nghĩa cổ điển, ngân sách thăng bằng được hiểu là một ngân sách mà ở đó, số chi bằng với số thu. Về ý nghĩa kinh tế, điều này giúp Nhà nước tiết kiệm chi tiêu hoang phí. Còn về ý nghĩa chính trị, nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế tình trạng Chính phủ lạm thu thông qua việc quyết định các khoản thuế.
Ảnh hưởng của nợ công
Lợi ích của nợ công
– Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước. Từ đó tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ. Vốn là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý. Nhu cầu về vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng. Từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
– Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư. . Thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng. Đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
– Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương. Nếu Việt Nam biết tận dụng tốt những cơ hội này. Thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở tôn trọng lợi ích nước bạn. Đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước.
Tác hại của nợ công
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên. Nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ. Đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước. Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo. Nợ công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham nhũng. Lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công.