Rửa tiền là gì? Một khái niệm mà nhiều người còn chưa biết và đem đến sự hiếu kỳ. Bài viết sau Hoiluatgia.vn sẽ giúp bạn hiểu về khái niệm rửa tiền. Quy trình rửa tiền phổ biến. Cũng như hình phạt cho tội phạm rửa tiền ở Việt Nam.

Rửa tiền được coi là hình thức phạm tội dù mang bất kỳ hình thức danh nghĩa nào. Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp. Mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ. Và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.

Rửa tiền là gì?

Rửa tiền (tiếng Anh: money laundering) là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Rửa tiền được coi là hành vi phạm pháp hầu như ở trên tất cả quốc gia trên thế giới. Vậy ở Việt Nam sẽ quy định tội rửa tiền ra sao.

Các bước rửa tiền phổ biến của tội phạm

Thế nào là phạm tội rửa tiền

Thông tư nêu rõ: Đó là hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng. Hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản. Nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản. Là việc thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ.

Quy trình rửa tiền phổ biến

Rửa tiền thì có rất nhiều cách khác nhau. Nhưng quy trình phổ biến nhất của nó thì sẽ gồm 3 giai đoạn như sau:

Bước 1: Chạy chỗ tiền bẩn

Đây là bước nguy hiểm nhất.  Bởi vì tiền chèn tiền bẩn vào một tổ chức tài chính hợp pháp. Thường là dưới hình thức tiền mặt gửi ngân hàng. Một lượng lớn tiền mặt dễ gây nghi ngờ và các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo các giao dịch có giá trị cao. Những khoản tiền lớn gửi vào ngân hàng thường bị các cơ quan điều tra rửa tiền theo dõi.

Bước 2: Phân tán tiền bẩn

Gửi tiền thông qua các giao dịch tài chính khác nhau. Nhằm thay đổi hình thức và làm cho người ta khó theo dõi.Chuyển giao giữa các ngân hàng, giữa các tài khoản khác nhau mang các tên khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Liên tục gửi và rút để thay đổi số tiền trong các tài khoản. Thay đổi chủng loại tiền tệ, và mua sắm những thứ có giá trị cao như tàu thuyền, nhà cửa, xe hơi… để biến hóa hình thức tiền. Đây là bước phức tạp nhất trong bất kỳ âm mưu rửa tiền nào. Với mục tiêu làm sao cho tiền bẩn càng khó theo dõi càng tốt.

Bước 3: Quy tụ hợp thức hóa tiền bẩn

Tiền vào lại nền kinh tế trong hình thức hợp pháp. Có thể là chuyển tiền vào tài khoản một doanh nghiệp địa phương dưới danh nghĩa “đầu tư” đổi lấy lợi nhuận, bán du thuyền, kim cương… Hoặc lập những đơn hàng hàng triệu USD mua những thứ hàng “vớ vẩn” từ công ty thuộc sở hữu của chính kẻ rửa tiền.

Đến được bước này, kẻ rửa tiền xem như đã thành công vì nhà chức trách rất khó bắt chúng nếu như không đủ chứng cứ thu được từ những bước trước đó.

Hình phạt cho tội phạm rửa tiền tại Việt Nam

Về tội phạm rửa tiền và hình phạt cho tội phạm rửa tiền ở Việt Nam. Được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự cụ thể như sau:

” Điều 251. Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có

1. Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị  phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần.

3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là bài viết của Hoiluatgia.vn về nội dung Rửa tiền là gì? Tội phạm rửa tiền và quy trình rửa tiền phổ biến. Vì vậy, độc giả sau khi đọc xong nội dung của bài viết. Có thể nâng cao ý thức bảo vệ mình và xã hội bằng cách tố cáo các tội phạm liên quan đến rửa tiền.  Từ đó có các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi rửa tiền. Chúng ta cần nâng cao nhận thức hơn nữa về hoạt động rửa tiền..