Tham nhũng là gì? Tham nhũng được biểu hiện như thế nào. Việc xử lý tham nhũng theo pháp luật ra sao? Là những câu hỏi mà gần như người dân nào cũng quan tâm hiện nay. Bởi vì tham nhũng là tệ nạn xấu của xã hội. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đảng và nhà nước, làm hại cho dân nên cần phải loại bỏ. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến vấn đề tham nhũng nóng bỏng hiện nay. Bạn đọc tham khảo và cùng góp ý xây dựng bài viết hoàn chỉnh hơn.

Trong những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng đã phát huy tácdụng tích cực.Góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân thông qua công tác điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tài sản tham nhũng được thu hồi. Tuy nhiên, vấn đề tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng xấu tới nhân dân.

Tham nhũng là gì?

Ta có hiểu tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam) Tham nhũng là hành vi của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.

Các dạng và mức độ tham nhũng

Hối lộ: 

Hối lộ là cho ai đó một lợi ích nào đó để gây ảnh hưởng lên một quyết định hoặc hành động.

 Gian lận và Dối trá: 

Gian lận và dối trá liên quan đến giấy tờ giả mạo, lừa lọc và bóp méo sự thật về những mục đích cá nhân của họ..

 Chiếm đoạt: 

Khi một cá nhân dính vào vụ việc chuyển tiền hoặc hàng hóa phi pháp từ nơi này sang nơi khác thì người đó được coi là thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Tham nhũng có hệ thống: 

Khi tham nhũng không những suy giảm đi mà còn được thừa nhận như “điều tất yếu” và là một phần của thủ tục trong các công việc chung và riêng của một tổ chức và một xã hội thì ta gọi đó là tham nhũng hệ thống.

Tham nhũng có móc ngoặc: 

Tham nhũng có móc ngoặc xuất hiện trong các mối quan hệ có từ hai cá nhân trở lên. Nó có thể xảy ra khi bản chất của việc giao dịch là phi pháp hoặc khi một trong các bên muốn dành được phần lợi nhiểu nhất so với các bên khác.

Tống tiền: 

Sử dụng vũ lực, hăm dọa, đe dọa đến một cá nhân hoặc một tổ chức để có được sự bảo hộ, thiên vị hoặc lợi ích từ đối thủ của mình.

 Lạm dụng quyền hạn: 

Một vài cá nhân có thể lạm dụng quyền hạn được giao để phục vụ cho mục đích cá nhân. Tham nhũng dạng này còn bao gồm dung túng và thiên vị.

 

 Xử lý tội tham nhũng 

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 không chỉ quy định đối tượng có hành vi tham nhũng bị xử lý. Mà quy định cả các đối tượng khác, có hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hay trách nhiệm của mình mà pháp luật đã có quy định.
Điều 68 quy định đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự bao gồm:
– Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này.
– Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng.
– Người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo, về hành vi tham nhũng.
– Người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
 – Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
 – Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hình thức xử lý phổ biến đối với họ đối với cán bộ, công chức, viên chức:

– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Hạ bậc lương;
– Hạ ngạch
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
Nếu hành vi vi phạm đến mức độ nguy hiểm cao. Gây thiệt hại lớn về tiền và tài sản của Nhà nước. Thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại phần các Tội phạm về tham nhũng (bao gồm bảy tội danh) hoặc bị truy cứu về tội danh khác mà thông thường là Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. (Điều 285 của Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Luật phòng, chống tham nhũng đã có những quy định nghiêm khắc hơn về hậu quả pháp lý đối với người có hành vi tham nhũng, cụ thể ở hai điểm sau đây:

– Người có hành vi tham nhũng. Tùy theo tính chất, trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Thì phải bị buộc thôi việc. Đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội. Đại biểu hội đồng nhân dân” (Điều 69 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
–  Theo quy định của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17-3-2005 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức (Điều 25): Hình thức buộc thôi việc: áp dụng đối với cán bộ công chức phạm tội bị tòa án phạt tù giam…
Như vậy, cán bộ, công chức phạm tội không thuộc nhóm tội tham nhũng. Thì chỉ bị đương nhiên buộc thôi việc nếu bị toà án phạt tù giam. Còn nếu bị các hình phạt khác nhẹ hơn . Hoặc cũng bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Thì vẫn có thể không bị buộc thôi việc. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức phạm tội tham nhũng. Thì dù hình phạt mà toà án áp dụng như thế nào. Thì người đó cũng đương nhiên bị buộc thôi việc.
Nếu đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân bị toà án kết án về tội tham nhũng. Thì đương nhiên bị mất quyền đại biểu mà không cần phải qua các thủ tục về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm. Sau này, các văn bản quy định về đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với quy định này.