Với nền kinh tế phát triển và pháp luật ưu đãi như hiện nay.Các doanh nghiệp, công ty được thành lập rất nhiều. Và cũng có rất nhiều bạn trẻ mong muốn được thành lập công ty cho riêng mình nhưng không rõ thành lập công ty cần bao nhiêu vốn, và tối thiểu là bao nhiêu. Với những thắc mắc như trên, văn phòng Hoiluatgia xin đưa ra những tư vấn dưới đây.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn

Kính chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Hiện nay, việc kinh doanh thông qua việc mở công ty khá phổ biến. Bởi việc thành lập công ty, với tư cách pháp nhân không chỉ làm tăng tính chất hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại mà còn làm tăng cơ hội làm ăn cho các thương nhân. Do đó, bạn muốn mở công ty cũng là điều dễ hiểu.

Chúng tôi xin tư vấn qua cho bạn khi muốn mở công ty:

Trong pháp luật về doanh nghiệp hiện hành. Cụ thể là Luật Doanh nghiệp năm 2005 (hiện nay vẫn đang còn hiệu lực thi hành) quy định mọi công dân đáp ứng các điều kiện về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005:

“Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”.

Khi bạn không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp nêu trên thì bạn hoàn toàn có quyền thành lập doanh nghiệp.

 Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn :

Trong pháp luật doanh nghiệp, có 2 loại vốn là vốn điều lệ và vốn pháp định.

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Và vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Khi thành lập doanh nghiệp, pháp luật quy định mức vốn điều lệ mà các thành viên sáng lập phải đủ thì mới được thành lập công ty, mà công ty khi mới thành lập, mức vốn điều lệ có thể ở các mức khác nhau tùy thuộc vào khả năng tài chính của các thành viên và phù hợp với việc kinh doanh mặt hàng đó. Còn vốn pháp định, pháp luật quy định từng mức vốn pháp định khác nhau trong từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

Đối với mặt hàng quần áo thời trang mà bạn dự định kinh doanh, không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện – điều kiện về vốn pháp định, nên bạn hoàn toàn có thể thành lập được công ty với số vốn điều lệ ban đầu là 8 triệu đồng.

Hiện nay, theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, có các hình thức công ty sau: Công ty hợp danh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Mỗi loại công ty đều có những ưu nhược điểm riêng của nó, mặt khác cũng có những đặc điểm riêng phù hợp với yêu cầu của chủ thể muốn thành lập. Bạn không nói rõ yêu cầu cũng như điều kiện của bạn khi thành lập công ty nên rất khó để chúng tôi tư vấn cho bạn nên lựa chọn loại hình công ty nào. Tuy nhiên, với hình thức kinh doanh nhỏ, vốn nhỏ, lại có từ 2 thành viên trở lên, bạn có thể lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Bạn có thể tham khảo quy định của pháp luật về loại hình công ty này trên các khía cạnh thành viên, cấu trúc vốn điều lệ, tư cách pháp lý, huy động vốn, chuyển nhượng vốn, chế độ trách nhiệm trong Luật Doanh nghiệp năm 2005.

 

Với những chia sẻ như trên, chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp văn phòng Hoiluatgia.vn chúng tôi. Xin cảm ơn.