Tại sao lại thành lập công ty HCM? Hiển nhiên ai cũng biết, TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền kinh tế phát triển đứng đầu tại Việt Nam. Có điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa thuận lợi cho các nhà đầu tư lựa chọn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, có ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện đăng ký hoạt động doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh. Nhưng cần làm những điều kiện gì và thủ tục pháp lý ra sao để thành lập công ty hcm thì không phải ai cũng nắm rõ. Hoiluatgia.vn xin chia sẻ đến quý vị những thông tin liên quan đến việc thành lập công ty tại Hồ Chí Minh.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh:
Khác với các tỉnh thành khác. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh có những hạn chế nhất định được thực hiện theo các quyết định của UBND thành phố. Các ngành nghề này được đăng ký và giới hạn không được hoạt động tại trụ sở tùy theo từng ngành nghề cụ thể và địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Ví dụ:
– Mã 2592: Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại (không hoạt động tại trụ sở);
– Mã 2011: Sản xuất hoá chất cơ bản (không hoạt động tại trụ sở);
– Mã 4611: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Chi tiết: Kinh doanh khí dầu mõ hóa lỏng (LPG) (không hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh);
– Mã 4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (không hoạt động tại trụ sở);
– Mã 4632: Bán buôn thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở);
…
Vậy quý khách nên tham khảo kỹ về mã ngành để đảm bảo tốt nhất yêu cầu hoạt động của công ty trong quá trình kinh doanh, sản xuất.
Khi thành lập doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần nhắc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với số người góp vốn và lĩnh vực kinh doanh. Nếu trong trường hợp chỉ có một người góp vốn. Thì nên lựa chọn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu có hai thành viên có thể lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Và khi có tối thiểu 03 thành viên, chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn mô hình công ty cổ phần. Đây là những loại hình công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Nhằm hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
- Lựa chọn tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Doanh nghiệp có thể có tên nước người, tên viết tắt. Tên doanh nghiệp phải đảm bảo không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trên phạm vi quốc gia.
- Vốn điều lệ:
Doanh nghiệp dự định mức vốn điều lệ của công ty. Lưu ý phải đáp ứng mức vốn tối thiểu nếu pháp luật có quy định. Doanh nghiệp nên để mức vốn đúng với mức vốn thực góp bởi trong quá trình kinh doanh nếu gặp rủi ro và cần phải giảm vốn thì thủ tục thực hiện rất khó khăn, phức tạp.
- Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ trụ sở chính là nơi liên lạc của doanh nghiệp với đối tác và cơ quan quản lý nhà nước. Địa chỉ trụ sở chính không được phép là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thành viên và người đại diện theo pháp luật
Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật của công ty và giấy tờ chứng thực kèm theo.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhân. Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Với những chia sẻ trên về thành lập công ty HCM. Hy vọng chúng tôi đã giúp quý khách hiểu thêm về quy trình thành lập công ty tại TP. Hồ Chí Minh. Mọi chi tiết xin liên hệ văn phòng Hoiluatgia chúng tôi. Xin cảm ơn!