Hiện nay, các nhà đầu tư rất muốn kinh doanh phát triển nhưng không rõ nên thành lập công ty như thế nào để phù hợp và nhanh chóng. Một trong những loại hình đó là mô hình thành lập công ty tnhh 1 thành viên. Với cơ cấu tổ chức đơn giản, thủ tục pháp lý dễ dàng thì đây là lựa chọn hàng đầu cho các bạn.
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu qua công ty tnhh 1 thành viên là gì?
Định nghĩa công ty tnhh 1 thành viên
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tnhh 1 thành viên
• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu quy định) (2 bản);
• Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông( công ty cổ phần), thành viên ( công ty tnhh) sáng lập và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
• Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu quy định) (1bản).
• Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, các thành viên, người đại diện theo pháp luật:
• Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (theo mẫu quy định) (1 bản)
Thủ tục sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh + MST + con dấu
1. Mở tài khoản doanh nghiệp và thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
2. Treo bảng hiệu tại trụ sở đã đăng ký;
3. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan đăng ký kinh doanh;
4. Liên hệ với cơ quan quản lý thuế để hoàn tất các thủ tục: lập hồ sơ khai thuế ban đầu; kê khai và nộp thuế môn bài; đăng ký chữ ký số và kê khai thuế qua mạng điện tử; đăng ký phương pháp tính thuế; đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định;
5. Đăng ký sử dụng hóa đơn và đặt in hóa đơn VAT;
6. Góp đủ vốn đăng ký và báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh;
7. Lập và lưu trữ sổ sách kế toán;
8. Lập và lưu trữ các tài liệu bắt buộc theo quy định của luật doanh nghiệp (điều lệ, sổ đăng ký thành viên, các biên bản họp và quyết định…);
9. Kê khai thuế hàng tháng, hàng quý và báo cáo tài chính năm;
10. Đăng ký, kê khai lao động; đăng ký thang lương, bản lương; đăng ký, tham gia đóng BHYT, BHXH, BHTN với cơ quan quản lý lao động;
11. Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về mô hình cũng như thủ tục pháp lý của công ty TNHH 1 thành viên. Hy vọng với những tư vấn trên đã giúp các bạn hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến công ty TNHH 1 thành viên. Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp văn phòng Hoiluatgia để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!