Thương mại điện tử hiện nay đang là một ngành phát triển bậc nhất không những ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Vậy thương mại có các hình thức như nào. Và đặc trưng của thương mại điện tử là gì. Nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử. Bạn đọc cùng tham khảo và góp ý để xây dựng bài viết hoàn chỉnh hơn.

Thương mại điện tử là gì?

Thực ra, thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Một cách dễ hiểu hơn thì thương mại điện tử chính là việc mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet. Và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng…

Các loại hình thương mại điện tử điển hình

  1. Loại hình thương mại điện tử B2B ( Business To Business ) :

Loại hình thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này. Và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng loại hình thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C.

  1. Loại hình thương mại điện tử B2C ( Business to Customers):

    Loại hình thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng. Liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin. Mua các hàng hóa thực  hoặc sản phẩm thông tin. Và các hàng hóa thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.

  1. Loại hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer)

    Loại hình thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.

   Nó được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng. Đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty / doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.

  1. Loại hình thương mại điện tử B2G:

    Loại hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G). Được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép. Và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc.

CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không cần phải tiếp xúc với nhau. Và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong thương mại truyền thống. Các bên phải gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Và nơi diễn ra các giao dịch theo kiểu truyền thống này thường là chợ: Từ các chợ truyền thông đến các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại. Các đối tác kinh doanh tham gia giao dịch thường phải gặp gỡ nhau. Và tiếp xúc với nhau để tìm hiểu về thông tin,  thương lượng. Sự ra đời của các phương tiện viễn thông như Fax, Telex. Đã làm giảm thiểu được những cuộc tiếp xúc đôi khi không cần thiết. Và gây lãng phí giữa các đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống thường chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh..