Tranh chấp đất đai trong gia đình là vấn đề rất hay gặp phải trong thực tế. Đặc biệt là trường bố mẹ qua đời mà không để lại di chúc. Vậy vấn đề này được giải quyết ra sao? Pháp luật quy định như thế nào. Hãy cùng Hoiluatgia.vn tìm hiểu về nội dung này trong bài viết sau đây.

Tranh chấp đất đai thừa kế được giải quyết như thế nào?

Chị Nguyễn Vân Anh ở Hải Dương. Thông qua tổng đài tư vấn tranh chấp đất đai trực tuyến của Hoiluatgia.vn đã gửi đến câu hỏi như sau.  “Chào luật sư!  Bố mẹ tôi sinh được 2 người con là tôi và em trai. Năm 2010 tôi lấy chồng và ở với bố mẹ. Trong thời gian sống chung, bố mẹ có cho tôi một mảnh đất và tôi đã xây nhà. Đến 2017 thì bố mẹ không may gặp tai nạn qua đời và không để lại di chúc. Em trai tôi không đồng ý chia cho tôi phần đất đó với lý do con gái lấy chồng thì phải về nhà chồng. Vậy luật sư cho hỏi trường hợp này thì phải giải quyết ra sao? Và tôi có nhận được phần đất tôi đang ở hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho văn phòng luật sư chúng tôi. Sau khi lắng nghe câu hỏi của bác bộ phận tư vấn tranh chấp đất đai của Hoiluatgia.vn xin được trả lời như sau:

Vì bố mẹ bạn qua đời mà không để lại di chúc. Nên phần di sản của ông bà để lại sẽ được chia theo pháp luật.

Điều 676 bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, chị và em trai là đồng thừa kế và thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, nếu em trai không đồng ý chia di sản thừa kế. Có thể tiến hành họp gia đình hoặc chị có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất. Và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Cũng như thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nếu muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thì chị có thể thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật và nộp tại UBND cấp huyện.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế. Nếu vẫn còn vướng mắc cần được tư vấn thêm vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn luật trực tuyến hoiuatgia.vn  để luật sư tư vấn hỗ trợ một cách nhanh nhất.