Vốn ODA là cụm từ mà hầu như ai cũng nghe qua. Nhưng hầu như ít người biết bản chất thực sự của vốn ODA là gì? Và vai trò của vốn ODA đến kinh tế Việt Nam chúng ta. Hôm nay, hoiluatgia.vn sẽ cung cấp cho các độc giả những thông tin đầy đủ về cụm từ “vốn ODA”. Mời bạn đọc tham khảo và cùng bình luận để bài viết thêm hoàn chỉnh.
Việt Nam chúng ta là một đất nước đang phát triển nên rất chú trọng vào việc kêu gọi đầu tư cũng như vay vốn nước ngoài để xây dựng nền kinh tế. Do đó chúng ta đã được rất nhiều quốc gia hỗ trợ cho vay để phát triển kinh tế. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem vốn oda đó có giống như vay vốn bình thường không?
Vốn oda là gì?

Các loại vốn ODA
Vốn ODA được chia làm 3 loại dựa trên cách thức hoàn trả:
1.Viện trợ không hoàn lại
Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại. Tuy nhiên, nguồn vốn này đều được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước. Và các nhà thầu dự án sẽ là của bên cho vay.
Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước. được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Viện trợ có hoàn lại
Vay vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường. Mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…Làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:
· Lãi suất thấp
· Thời gian trả nợ dài
· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.

3. Vốn ODA hỗn hợp
Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.
Như vậy, ta có thể thấy nguồn vốn ODA sẽ giúp chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế … Đưa nền kinh tế của chúng ta phát triển.
Bản chất vốn ODA
Vốn ODA, luôn là một khoản vay mà chúng ta sẽ phải trả lại trong tương lai. Và kèm theo điều kiện cho vay là những điều khoản có lợi cho các nhà thầu đến từ nước cung cấp ODA. Vì thế, đồng vốn ODA luôn có hai mặt.
Bản chất của ODA là lãi suất thấp, vay dài hạn và đi cùng là những ràng buộc rất chặt chẽ. Nước đi vay không có quyền quyết định số phận gói tiền đó. Mà phải sử dụng theo đúng mục đích hoặc định hướng của bên cho vay. Có một nguyên tắc mà ai cũng biết, vốn ODA, luôn là một khoản vay mà chúng ta sẽ phải trả lại trong tương lai. Và kèm theo điều kiện cho vay là những điều khoản có lợi cho các nhà thầu đến từ nước cung cấp ODA. . Khi sử dụng đồng vốn ODA vay của Nhật, nhìn chung ta phải sử dụng các nhà thầu Nhật cho các công trình. Nếu có đấu thầu thì cũng chỉ là giữa các nhà thầu của Nhật”.
Lỗi lo của vốn ODA
Mặt trái của đồng vốn này là hiện có tới 60 – 70% các công trình ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đều vào tay các Cty của Nhật Bản. Chính phủ Nhật cho VN vay vốn ODA . Và đổi lại, các DN của họ nhận được lại số vốn đó khi dự án được triển khai tại VN. Đây cũng chính là nỗi lo của những người đã từ chối khoản vốn ODA này.
Có thể nói vốn ODA là một sự đánh đổi. Việc tiếp nhận ODA nhiều hơn càng cần phải đi đôi với sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn vốn này. “Từ chối ODA không chỉ là một quyết định “dũng cảm nhưng hợp lý” mà còn là quyết định “sáng suốt”. ODA thực chất là “tiền của Nhật lại về với Nhật””, một chuyên gia nhận định.