Chủ Nhật, Tháng Mười Một 20, 2016

Đang chia thừa kế thì xuất hiện di chúc, tính sao?

87
0

Đang chia thừa kế thì xuất hiện di chúc, tính sao? KIM PHỤNG – Chủ Nhật, ngày 11/1/2015 – 12:22

Trước khi mất bố tôi cho biết là ông đã lập di chúc phân chia nhà, đất cho các con và gửi cho người quen giữ khi nào ông có chuyện thì người này sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, bố tôi mất từ tháng 9-2014 đến nay nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy người giữ di chúc này xuất hiện. Nếu không tìm thấy di chúc do bố tôi lập thì anh em chúng tôi có thể phân chia di sản thừa kế của bố tôi được không vì chúng tôi đang cần số tài sản này? Nếu đang chia thừa kế mà phát hiện di chúc thì tính sau?

Lê Hằng (lehang02012014@yahoo.com.vn)

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Tại Điều 666 Bộ luật trên cũng quy định kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

Như vậy, nếu cha của bạn có lập di chúc nhưng người giữ di chúc không xuất hiện cũng như không thể tìm thấy di chúc, và không biết di chúc lưu giữ ở đâu thì được coi như không có di chúc thì di sản của cha bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Trường hợp đang chia thừa kế theo pháp luật mà xuất hiện di chúc của cha bạn thì bấy giờ phải chia thừa kế theo di chúc.

Việc chia thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 676 Bộ luật trên như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

KIM PHỤNG

Tham kham khảo thêm thông tin về [ Hỏi Luật Gia]

tư vấn pháp luật
tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại

tư vấn pháp luật về đất đai

tư vấn pháp luật miễn phí

tư vấn pháp luật miễn phí online
tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí

tư vấn pháp luật dân sự

tư vấn pháp luật qua điện thoại

tư vấn pháp luật miễn phí qua email

Thủ tục tách sổ đỏ, thửa đất

http://hoiluatgia.vn với đội ngũ luật sư, luật gia, người đại diện sở hữu trí tuệ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm nghề nghiệp. http://hoiluatgia.vn  đã và đang xây dựng quan hệ với hàng trăm  http://hoiluatgia.vn những đại diện sở hữu trí tuệ khác trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới để mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

Bài viết liên quan:

– Tư vấn luật đầu tư –Tư vấn đầu tư: Tư vấn đầu tư nước ngoài , tư vấn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam với đội ngũ luật sư, các chuyên gia lĩnh vực đầu tư.

TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI – Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến hoàn toàn miễn phí qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY