Kê biên tài sản

0
91

Anh Đỗ Văn Kháng ở Ninh Bình nội dung của Điều luật Tố tụng hình sự “Kê biên tài sản” được quy định tại Điều luật nào?

Đối tác tin cậy: Dịch thuậtDịch thuật HANU là công ty dịch thuật chuyên nghiệp tại Hà Nội, Sài Gòn (tp hcm) là một trong những đơn vị dịch thuật, phiên dịch có nhiều năm:  Dịch tiếng AnhDịch hồ sơ thầu, Dịch hợp đồng kinh tế: Dịch thuật Đồng Nai , Dịch thuật Bình Dương , Dịch thuật Đà Nẵng , Dịch thuật Hải Phòng

[hoiluatgia.vn] – Xin trả lời như sau:

Điều 437. Kê biên tài sản

1. Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

2. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:

a) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;

b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên;

c) Người chứng kiến.

4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 128 của Bộ luật này

– BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chú ý: Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

-Ngày hiệu lực: 01/07/2016  / Số hiệu:101/2015/QH13  / Ngày ban hành:     27/11/2015

1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY