Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân

0
84

Bạn Vũ Thị Tuyết ở Thanh Hóa có hỏi “Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân” được quy định tại Điều luật nào?

Đối tác tin cậy: Dịch thuậtDịch thuật HANU là công ty dịch thuật chuyên nghiệp tại Hà Nội, Sài Gòn (tp hcm) là một trong những đơn vị dịch thuật, phiên dịch có nhiều năm:  Dịch tiếng AnhDịch hồ sơ thầu, Dịch hợp đồng kinh tế: Dịch thuật Đồng Nai , Dịch thuật Bình Dương , Dịch thuật Đà Nẵng , Dịch thuật Hải Phòng

[hoiluatgia.vn] – Xin trả lời như sau:

Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân

1. Khi có đủ căn cứ xác định pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân.

2. Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; tên và địa chỉ của pháp nhân theo quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Nếu pháp nhân bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự đã áp dụng.

3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 179 và 180 của Bộ luật này.

– BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Chú ý: Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

-Ngày hiệu lực: 01/07/2016  / Số hiệu:101/2015/QH13  / Ngày ban hành:     27/11/2015

1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực đối với mọi hoạt động tố tụng hình sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY