Chủ Nhật, Tháng Mười Một 20, 2016

Thế nào là phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn?

0
105

Thế nào là phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn? Thứ Tư, ngày 9/3/2016 – 05:20

(PL)- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TTGN) được quy định tại Điều 46 BLHS hiện hành (Điều 51 BLHS 2015).

Hiện nay vẫn còn một số TTGN chưa được hướng dẫn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng.

Chẳng hạn tình tiết “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn” (điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành; điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS 2015). Đối với quy định “phạm tội nhưng chưa gây ra thiệt hại” thì dễ xác định, ví dụ một người đã lấy trộm được tài sản nhưng bị chủ nhà phát hiện, bị mọi người bắt giữ và lấy lại được tài sản. Tuy nhiên, với quy định “hoặc gây thiệt hại không lớn” thì rất khó xác định nên khi áp dụng sẽ dẫn đến sự không thống nhất mà tùy vào nhận định của từng HĐXX.

Ví dụ vụ TAK trộm cắp tài sản trị giá 11,5 triệu đồng. Tại phiên tòa, người bào chữa cho K. đề nghị HĐXX áp dụng TTGN thuộc điểm g khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành vì cho rằng giá trị tài sản thuộc trường hợp gây thiệt hại không lớn. Lập luận này bị kiểm sát viên bác bỏ, HĐXX cũng không chấp nhận với lý do “tại địa phương trộm cắp tài sản có giá trị trên 10 triệu đồng thì không được xem là thiệt hại không lớn”.

Một TTGN khác cũng chưa có hướng dẫn là “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” (điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành; điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS 2015). Theo quy định thì điều kiện cần và đủ là “phạm tội lần đầu”, đồng thời “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Đối với quy định “phạm tội lần đầu”, đã có những ý kiến trái chiều khi áp dụng.

Ví dụ vụ DTV sau hai lần trộm cắp tài sản (ĐTDĐ và xe máy) thì bị phát hiện. Tại phiên tòa, người bào chữa đề nghị HĐXX áp dụng TTGN “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” cho V. nhưng kiểm sát viên và thẩm phán chủ tọa phiên tòa không chấp nhận vì cho rằng V. đã có hai lần thực hiện hành vi trộm cắp. Luật sư không đồng ý, nói dù V. đã hai lần trộm cắp nhưng lần này là lần đầu tiên V. bị đưa ra xét xử (chưa có bản án kết tội) nên V. phải được xem là phạm tội lần đầu, phải được hưởng TTGN theo điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS hiện hành.

Để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, mong rằng thời gian tới, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hoặc liên ngành tư pháp trung ương sẽ có hướng dẫn cụ thể về các TTGN nói trên.

HOÀNG MINH TIẾN, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Bình

Tham kham khảo thêm thông tin về [ Hỏi Luật Gia]

tư vấn pháp luật
tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại

tư vấn pháp luật về đất đai

tư vấn pháp luật miễn phí

tư vấn pháp luật miễn phí online
tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí

tư vấn pháp luật dân sự

tư vấn pháp luật qua điện thoại

tư vấn pháp luật miễn phí qua email

Thủ tục tách sổ đỏ, thửa đất

http://hoiluatgia.vn với đội ngũ luật sư, luật gia, người đại diện sở hữu trí tuệ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm nghề nghiệp. http://hoiluatgia.vn  đã và đang xây dựng quan hệ với hàng trăm  http://hoiluatgia.vn những đại diện sở hữu trí tuệ khác trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới để mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY