Thủ tục chuyển đổi DN tư nhân thành công ty TNHH

0
30

Thủ tục chuyển đổi DN tư nhân thành công ty TNHH

Bài viết liên quan:

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại việt nam, Thay đổi bổ sung ngành nghề, địa điểm hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi người đứng đầu

Tư vấn đầu tư, tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tư vấn bởi các luật sư chuyên nghiệp và nhiều năm tư vấn các lĩnh vực đầu tư và nước ngoài.

Dichvuketoanviet.net mong muốn đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho tất cả các doanh Nghiệp: Dịch vụ kế toán doanh nghiệp, luôn đảm bảo chất lượng công tác kế toán và quyền lợi tốt nhất cho các Doanh Nghiệp đối tác.

HỒ SƠ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN

1.Điều lệ công ty;

2.Giấy đề nghị chuyển đổi và đăng ký kinh doanh;

3.- Danh sách chủ nợ và giấy nợ chưa thanh toán gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán;

4- Danh sách người lao động hiện có;

5- Danh sách các hợp đồng chưa thanh lý

6- Cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.

7- Thoả thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đối tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó.

8 – Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của Chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

9- Giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp tư nhân;

10. Danh sách thành viên theo quy định tại điều 23 Luật doanh nghiệp;

11.1/ Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của tất cả thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật theo quy định sau:

–  Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.

– Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

– Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực.

11.2/ Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:

– Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo khoản 6.2 của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng.

– Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ

– Thời hạn hẹp cấp GCN ĐKKD là  10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Ghi chú

1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:

– Biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập;

– Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Đối với số vốn góp bằng tài sản; phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ.

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:

a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.

b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.

c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY