Thủ tục hợp nhất, sát nhập công ty hợp danh

0
27
Thủ tục hợp nhất, sát nhập công ty hợp danh

Thủ tục đăng ký hợp nhất,sáp nhập các loại hình doanh nghiệp:

Bài viết liên quan:

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại việt nam, Thay đổi bổ sung ngành nghề, địa điểm hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi người đứng đầu

Tư vấn đầu tư, tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được tư vấn bởi các luật sư chuyên nghiệp và nhiều năm tư vấn các lĩnh vực đầu tư và nước ngoài.

Dichvuketoanviet.net mong muốn đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho tất cả các doanh Nghiệp: Dịch vụ báo cáo tài chính luôn đảm bảo chất lượng công tác kế toán và quyền lợi tốt nhất cho các Doanh Nghiệp đối tác.

Thủ tục đăng ký hợp nhất, sát nhập (từ Công ty TNHH thành Công ty cổ phần và ngược lại, Công ty TNHH 1 thành viên).

CƠ QUAN THỰC HIỆN:

*  SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ: Nơi tỉnh/thành phố cấp.

THỦ TỤC:

1. Hợp nhất Doanh nghiệp: Hai hoặc 1 số Công ty cùng loại (Công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành 1 Công ty mới (Công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của Công ty hợp nhất

– Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị Hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua hợp đồng hợp nhất.

– Trường hợp hợp nhất mà theo đó Công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% thị phần liên quan thì đại diện hợp nhất của Công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

– Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó Công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

2. Sáp nhập Doanh nghiệp: Hai hoặc 1 số Công ty cùng loại (Công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào 1 Công ty khác (Công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị sáp nhập.

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của Công ty nhận sáp nhập.

– Các công ty bị sáp nhập chuẩn bị Hợp đồng sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua hợp đồng sáp nhập.

– Trường hợp sáp nhập mà theo đó Công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% thị phần liên quan thì đại diện hợp nhất của Công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

– Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó Công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác.

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY