Bạn đang tìm hiểu về khái niệm Franchise là gì? Cũng như mô hình Franchise – Nhượng quyền kinh doanh trong thực tế. Tất cả sẽ được Hoiluatgia.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Trong thế giới thương mại hiện nay. Việc các mô hình kinh doanh mọc lên như nấm dẫn đến thị trường phát triển mạnh nhưng tiềm tàng nguy cơ bất ổn. Để lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh hợp lý thật là khó khăn. Một mô hình kinh doanh tuy không mới. Nhưng không phải ai cũng biết đến. Đó là mô hình Franchise  – Nhượng quyền kinh doanh.

Để tồn tại và phát triển, các hệ thống kinh doanh nhượng quyền trong nước sẽ phải tiến đến hình thành các mô hình chuẩn mực. Dễ nhân rộng, dễ kiểm soát . Và chuẩn hóa với một đội ngũ nhân sự chuyên môn cũng phải quốc tế hóa. Để theo kịp đòi hỏi cạnh tranh đặc thù của ngành nghề kinh doanh nhượng quyền thương mại. Tại Việt Nam được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước dự báo là sẽ phát triển thành những trào lưu với những đợt tăng trưởng mạnh mẽ.

Franchise là gì?

Nhượng quyền kinh doanh – Franchise

Là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức . Được kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ theo hình thức. và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm. Tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định. Để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.

Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó. Còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu. Tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống. Từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao.

Cách đăng ký kinh doanh mô hình Franchise

Hồ sơ đăng ký

– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.

– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.

– Các văn bản xác nhận về: Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại; Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục đăng ký

– Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc. Kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo. Để bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

– Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

– Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký. Thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

 

Trên đây là bài viết về mô hình thương mại franchise là gì. Bạn đọc cùng tham khảo và lựa chọn mô hình kinh doanh sao cho hợp lý nhất.

Mọi thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật, xin vui lòng liên hệ hoiluatgia.vn để được hỗ trợ sớm nhất.