Bảng cân đối kế toán

Hoiluatgia.vn hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn lập bảng cân đối kế toán. Đây là bảng cân đối kế toán mới nhất thông tư 200.Chúng tôi hy vọng các bạn tham khảo kỹ và áp dụng vào trường hợp của mình thuận lợi nhất.

BCĐKT là một BCTC chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm).

Bảng cân đối kế toán

Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết mới nhất theo thông tư 200.  Bảng CĐKT dùng để phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành nên tài sản đó…từ đó ta có thể xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để lập được bảng cân đối kế toán các bạn cần chú ý những điều sau đây :

 

Hình ảnh: Bảng cân đối kế toán

 

1. Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán

Các bạn có thể xem Chuẩn mực kế toán về “Trình bày Báo cáo tài chính” và chú ý những điều dưới đây :

A. Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng. Thì TS và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

– TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới. Kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;

– TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên. Kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

B. Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng. Thì TS và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

– TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;

-TS và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, DN phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định  chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của DN cũng như của ngành, lĩnh vực DN hoạt động.

C. Đối với các DN do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn. Thì các TS và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Khi lập bảng CĐKT tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc, không có tư cách pháp nhân. Đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ. Như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ…. giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất BCTC.
Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. DN chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

2. Căn cứ lập bảng cân đối kế toán

+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
+ Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
+ Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết;

Trên là hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán mới nhất. Các bạn tham khảo mẫu bảng cân đối kế toán và áp dụng phù hợp với công ty mình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ văn phòng Hoiluatgia.vn để được tư vấn sớm nhất.

This entry was posted in Chưa được phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0933835886(Zalo/Viber)
Inbox fanpage