Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh lữ hành

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh lữ hành

1. Điều kiện kinh doanh.

Lữ hành nội địa

Điều 44 Luật Du lịch 2005 quy định điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa như sau:

1. Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

2. Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Lữ hành quốc tế.

Điều 46 Luật Du lịch 2005 quy định điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế như sau:

1. Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.

2. Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.

Phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 47 bao gồm:

– Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam

– Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

– Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

3. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

4. Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

5. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

2. Thủ tục cấp/cấp lại/cấp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành

Lữ hành quốc tế.

Thủ tục cấp GPKD lữ hành quốc tế.

Cơ quan thực hiện Tổng cục Du lịch
Trình tự thủ tục 1. DN gửi hồ sơ đề nghị cấp GPKD đến Sở du lịch nơi DN đặt trụ sở chính.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở DL hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến Tổng cục DL để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì Sở thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và văn bản đề nghị của Sở DL, Tổng cục DL có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho Sở DL và doanh nghiệp biết.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ – Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

– Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, phương án kinh doanh lữ hành, chương trình du lịch cho khách quốc tế, giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành, bản sao thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành, giấy chứng nhận tiền ký quỹ.

Thời hạn giải quyết 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại GPKD lữ hành quốc tế.
Lệ phí 2.000.000 đồng/giấy phép. (Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 26/4/2010).

Thủ tục cấp lại GPKD lữ hành quốc tế.

Cơ quan thực hiện Tổng cục Du lịch
Trình tự thủ tục – Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến Tổng cục Du lịch trong trường hợp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị mất, cháy, tiêu hủy hoặc bị rách, nát.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Tổng cục Du lịch xem xét, cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ 1.      Đơn đề nghị cấp GPKD lữ hành quốc tế.

2.      Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
Lệ phí 1.500.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 26/4/2010).

Thủ tục cấp đổi GPKD lữ hành.

Điều kiện cấp đổi – Thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế.

– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Thay đổi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp;

– Thay đổi loại hình doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục – Trong 30 ngày kể từ ngày có những thay đổi tên, DN gửi hồ sơ đề nghị cấp đổi GPKD lữ hành.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch xem xét, đổi GP KD LHQT cho doanh nghiệp.

Hồ sơ – Đơn đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

– Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp cho doanh nghiệp.

– Các giấy tờ liên quan đến nội dung đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, gồm:Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thông báo của ngân hàng về thay đổi liên quan đến các nội dung thay đổi của doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Lữ hành nội địa

Cơ quan thực hiện Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch các tỉnh/thành phố
Hồ sơ – Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Đơn đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

– Phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội

– Bản kê khai hoặc giấy tờ chứng minh thời gian hoạt động (từ 3 năm trở lên) của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành.

– Bản sao có công chứng thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng của hướng dẫn viên với doanh nghiệp lữ hành (DN phải ký HĐLĐ với ít nhất là 3 hướng dẫn viên).

Thời hạn giải quyết 15   ngày làm việc.

3. Tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành

Trước hết, pháp luật quy định “Tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

quốc tế được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 180/2013/NĐ-CP, “Doanh nghiệp

kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.”

Như vậy, mức lãi suất là do sự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh với ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ. Quy định này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể được hưởng mức lãi suất cao hơn so với quy định trước đây là khoản tiền ký quỹ này chỉ được hưởng lãi suất rất thấp-lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể trường hợp nếu DN không thể thỏa thuận với ngân hàng.

Mức ký quỹ.

Đơn vị tiền tệ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 34/2014/TT-NHNN là đơn vị đồng Việt Nam. Cũng tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, số tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.

Mức ký quỹ được quy định tại khoản 2 Điều 15 bao gồm:

– 250.000.000 đồng đối với DN KD lữ hành đối với khách du lịch vào VN.

– 500.000.000 đồng đối với DN KD lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào VN và khách du lịch ra nước ngoài.

Mức ký quỹ quy định tại Nghị định này có sự thay đổi so với quy định tại Nghị định 92/2007/NĐ-CP khi quy định chung mức ký quỹ là 250.000.000 đồng. Quy định này được đặt ra nhằm mục đích tăng trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành đối với trường hợp đưa khách ra nước ngoài du lịch.

Hoàn trả tiền ký quỹ.

Khoản 4 Điều 15 NGhị định 180/2013/NĐ-CP quy định 3 trường hợp DN được hoàn trả tiền ký quỹ:

– Có thông báo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

– Có quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của doanh nghiệp.

– Có quyết định của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư về việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc xóa ngành nghề kinh doanh lữ hành trong giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0904.68.03.83(Zalo/Viber)
Inbox fanpage